Biến chứng trên răng số 8 và cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 8
Khi răng khôn mọc thường mắc phải một số biến chứng trên răng, khiến không ít bệnh nhân băn khoăn không biết nên xử lý thế nào. Đến với bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như cách xử lý khi gặp phải các trường hợp này.
Một số biến chứng thường gặp trên răng số 8
– Sâu răng: Do răng khôn ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, là yếu tố thuận lợi sâu răng phát triển, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Nếu để lâu có thể phá hoại cấu trúc của răng số 7 và hậu quả cuối cùng là có thể làm hỏng răng số 7.
Răng số 8 thường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
– Viêm nướu: Vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên thường nướu vùng quanh che phủ lên mặt nhai, đồ ăn thường hay giắt và khó được lấy ra hết. Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn này dễ gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh. Bệnh viêm nướu này sẽ tái phát nhiều lần chừng nào mà răng khôn còn chưa được hỗ trợ điều trị và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao.
– Huỷ hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng và cuối cùng có thể dẫn tới rụng răng.Sưng nướu răng và nổi hạch hàm ở cổ http://nhorangkhon.net/dau-rang-bi-noi-hach-o-co-ham-phai-lam-sao/http://nhorangkhon.net/dau-rang-bi-noi-hach-o-co-ham-phai-lam-sao/
– Làm hỏng tủy răng: Nếu răng khôn mọc ngầm, nó có thể đâm lên chân hoặc thân răng răng số 7 phía trước và làm thủng chân hoặc thân những chiếc răng này. Sau khi răng khôn được lấy ra, có thể phải điều trị tủy của những chiếc răng số 7 nếu răng này đã bị nhiễm trùng tủy răng do lỗ thủng.
– Khiến các răng khác mọc chen chúc: Răng khôn là một trong những nguyên nhân gây răng chen chúc vì răng khôn thường mọc lệch. Nếu răng cửa trên và dưới mọc đúng vị trí mà hàm dưới tiếp tục phát triển thì những chiếc răng của hàm dưới sẽ bị đẩy và trở thành không thẳng hàng do răng số 8 mọc hướng ra phía trước dồn hàng tạo lực đẩy vào răng số 7.
Bởi những nguy cơ biến chứng nguy hiểm trên đây mà hầu hết các trường hợp răng không đều được bác sỹ chỉ định nhổ. Vi thể, để quyết định nhổ răng số 8 hay không bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn: Chú ý ổ răng
Nhổ răng là lấy đi răng khổi “ổ” của chúng, tác động đến các mạch máu, xương hàm, mô lợi,… Nên nhổ răng được xem như là một sự tổn thương tới răng, đặc biệt với nhổ răng khôn. Tuy nhiên, do sự cần thiết phải nhổ nên muốn chóng lành vết nhổ cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng đúng cách để không nhiễm trùng.
1. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn như thế nào?
Bạn cần biết răng sau nhổ răng sẽ đau và chảy máu. Đau sau nhổ răng có thể được hỗ trợ giảm đau bằng thuốc. Nhưng việc chảy máu sau nhổ răng thì có thể nhiều hay ít tùy người và tùy kỹ thuật nhổ của nha sỹ. Thường thì máu sẽ đông nhanh nên thời gian cắn gạc cũng nhanh.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải kéo dài hơn. Bạn cần thay bông gạc sau mỗi 30 phút và theo dõi sau mỗi lần thay, nếu nhổ nước bọt thấy máu hồng thì khoảng 2 – 4h sẽ hết chảy máu. Lưu ý không được mút chíp khiến kích thích máu chảy nhiều hơn. Không chọc vật lạ vào ổ răng nhổ, không xúc miệng mạnh trong 6h đầu sau nhổ răng. Những tác động này dễ gây kéo dài thời gian đông máu hoặc nhiễm trùng ổ răng.Rang khon moc dau may ngay khi mọc http://nhorangkhon.net/moc-rang-khon-dau-trong-bao-lau-thi-khoi/
Nguy hiểm: Sau nhổ răng bác sỹ chỉ định cấm xúc miệng hoặc ngậm nước muối, đặc biệt là nước muối tự pha. Nước muối có thể gây chảy máu kéo dài hơn. Phải theo dõi ổ răng theo giờ để xem máu đã cầm hay chưa. Nếu chảy máu quá lâu hoặc có bất cứ dấu hiệu bất thường gây khó chịu nào cũng đều phải báo ngay cho bác sỹ và tái khám. Với việc chăm sóc sau khi nhổ răng khôn, bạn phải theo dõi kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn so với nhổ răng ở các vị trí khác.
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn lưu ý điều gì
Không sờ tay, mút chíp hoặc cho vật lạ vào ổ răng sau nhổ
2. Chú ý chế độ ăn uống
Sau khi nho rang bao lau thi duoc an http://nhorangkhon.net/nho-rang-sau-bao-lau-thi-an-duoc-binh-thuong/. Trường hợp nhổ răng thuận lợi, cầm máu nhanh, không đau kéo dài thì ăn uống có thể duy trì bình thường. Bạn chỉ cần lưu ý tránh nhai vào nơi răng khôn mới nhổ để không làm tách rời cục máu đông trong ổ răng, khiến thức ăn dễ dắt nhét gây khó chịu hoặc viêm nhiễm. Nên đổi bên hàm nhai là tốt hơn, ăn uống từ tốn và chú ý khi ăn.
Trường hợp nhổ răng khó và phức tạp, do sẽ đau lâu, cứng hàm, khó chịu, ngại nhai mạnh nên cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn trong ăn uống là dùng thức ăn lỏng, mềm như cháo, uống sữa nguội, nước mát, nước trái cây.
3. Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt
Các ca nhổ răng khôn thường khiến bệnh nhân đau và mệt lâu hơn. Vì thế bân cạnh việc chăm sóc sau khi nhổ răng khôn, cần có chế độ nghỉ ngơi hoàn toàn trong một hoặc vài ngày sau khi nhổ răng. Không nên cho răng răng đau không ảnh hưởng đến tay chân hay các cơ quan khác. Nếu bạn nghỉ ngơi và để tinh thần thoải mái, cơn đau sẽ qua nhanh.
4. Uống thuốc tránh viêm nhiễm theo toa
Theo lời khuyên của bác sỹ Nha khoa, bạn không được tự mua thuốc ngoài uống. Vì chỉ bác sỹ nhổ răng cho bạn mới biết rõ tình trạng ổ răng sau khi nhổ và kê đơn thuốc thích hợp. Nen uống đúng thuốc của bác sỹ. Sau khi hết thuốc mà vẫn đau hoặc có dấu hiệu bất thường nên báo cho bác sỹ để được khám lại và láy thêm đơn thuốc nếu cần.
Để ổ răng khôn mau liền thương và không quá vất vả trong ăn uống sau khi nhổ răng khôn thì ngay từ đầu nên áp dụng cách nhổ răng an toàn, không đau không biến chứng với hệ thống gây tê và khử trùng hiện đại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét