Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Chuyên gia chia sẻ bà bầu có nên lấy cao răng không?

Chào bác sĩ! Trước khi mang thai tôi rất hay đi lấy cao răng, nhưng giờ từ khi có em bé rồi tôi chưa dám đi lấy cao răng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Bác sĩ cho tôi hỏi bà bầu có nên lấy cao răng không?

Bà bầu có nên lấy cao răng không?

Thời điểm mang bầu là giai đoạn rất nhạy cảm của người phụ nữ, do nồng độ hoocmon estrogen và progesterone tăng cao, sức đề kháng giảm và răng cũng bị yếu đi, lúc này, răng rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và axit trong thức ăn và cao răng cũng góp phần tăng nặng thêm vấn đề này.

Vậy bà bầu có nên lấy cao răng không? Đây là một vấn đề khá nan giải bởi nếu cao răng nhiều mà không được loại bỏ sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, nếu quyết định lấy thì có thể ảnh hưởng đến men răng, nướu và thai nhi.
Bà bầu có nên lấy cao răng không
>> Cách tự lấy cao răng tại nhà
Trên thực tế, trong trường hợp mà không có quá nhiều cao răng, cao răng không quá nghiêm trọng thì nha sỹ thường khuyên là không nên lấy. Như bạn đã nói thì bạn thường lấy cao răng 3 tháng/ lần, như vậy, thời điểm lấy cao răng gần đây nhất cũng không phải quá lâu, do đó, bạn không cần phải vội vàng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thời điểm tốt nhất để lấy cao răng khi mang bầu là lúc nào?

Vậy nếu trong trường hợp cấp thiết phải lấy cao răng khi đang mang bầu thì thời điểm nào là tốt nhất? Câu trả lời là giai đoạn giữa thai kỳ, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7. Vì lúc này, thai nhi đã phát triển ổn định, cơ thể người mẹ cũng khỏe hơn và không còn cảm giác ốm nghén nữa.

Bạn đang mang bầu tháng thứ 2 thì nên cố gắng đợi sang đến tháng thứ 4 để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron 8.0

Công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron 8.0 cũng góp một phần không nhỏ cho sự an toàn của người mẹ và thai nhi. Bởi với những mũi sóng siêu âm với tần số cao, các mảng bám cứng đầu sẽ dần bị phá vỡ liên kết và bong ra khỏi bề mặt răng một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Đặc biệt, cao răng ở dưới nướu cũng được bóc tách dễ dàng mà không cần phải sử dụng đến thao tác tách nướu. Các mũi sóng siêu âm sẽ xuyên qua lợi, tạo ra các dòng điện xung và khiến chúng bong ra.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét