Nha chu viêm là một căn bệnh phổ biến và khá nguy hiểm nếu không kịp thời chữa trị. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin về bệnh nha chu và cách điều trị hiệu quả của bệnh lý răng miệng nguy hiểm này nhé.
bệnh nha chu và cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh nha chu
Hầu hết các bệnh về răng miệng đều có nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và tích tụ theo thời gian và mức độ tác động tạo thành một lớp màng trong suốt bám vào xung quanh răng nướu gây viêm nhiễm và phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng. Thông thường, vi khuẩn tích tụ gây các bệnh về răng và nha chu xuất phát từ các yếu tố sau:
– Vệ sinh răng miệng kém
– Thường xuyên hút thuốc lá
– Chế độ và thói quen ăn uống thiếu hợp lý: ăn nhiều đồ ngọt ban đêm mà không đánh răng, thức ăn bám trên răng,…
– Tâm lý căng thẳng
– Các bệnh gây ảnh hưởng: bệnh tiểu đường, các bệnh về đường tiêu hóa, các loại bệnh ảnh hưởng tới hệ miễn dịch (bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS).
>>Xem thêm: cách chữa viêm chân răng
Triệu chứng của bệnh nha chu
Khi vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây nên bệnh nha chu, người bệnh sẽ thường thấy xuất hiện các triệu chứng như sau:
– Lợi răng dễ bị chảy máu do bất cứ tác động nào như khi đánh răng, thức ăn cứng,…
– Lợi bị viêm và sưng đỏ, các mô lợi có vết loét và trở nên lỏng lẻo mà không bám chắc vào chân răng như bình thường.
– Có nhiều mảng trắng gọi là vôi răng bám trên răng
Các biểu hiện chủ yếu này thường kèm theo các triệu chứng khác như răng có thể bị lưng lay, mủ chảy ra gây mùi hôi khó chịu. Tất cả gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người bệnh và nếu để lâu không được chữa trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và có thể phá hủy răng hoàn toàn.
Cách chữa bệnh nha chu hiệu quả
Khi bị bệnh nha chu cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp kịp thời, tránh cho bệnh nặng thêm và gây biến chứng. Hiện nay, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và sự phát triển của viêm nha chu mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp bao gồm:
Điều trị khẩn cấp
Với những trường hợp phát hiện bênh nha chu khi nhận thấy có biểu hiện bị sưng ở vùng nướu, niêm mạc có màu đỏ, đau và có ổ mủ thì sẽ được chỉ định thực hiện điều trị nha chu khẩn cấp. Lúc này, việc điều trị nhằm mục đích giúp giảm đau, chống nhiễm trùng và han chế các tổn thương tới hệ răng nướu. Điều trị khẩn cấp có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng bệnh nhưng cũng có thể không khỏi và bệnh sẽ lại tái phát sau này tùy thuốc vào từng trường hợp người bệnh.
Điều trị không phẫu thuật
Phương pháp này được áp dụng phổ biến tại các phòng khám nha khoa cho các bệnh nhân điều trị. Thông thường, điều trị bệnh nha chu không phẫu thuật được tiến hành như sau:
Trước tiên, nha sĩ sẽ khám và đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn. Nếu là trường hợp có thể chỉnh sửa được răng thì sẽ tiến hành chỉnh sửa. Các trường hợp nặng thường được chỉ định nhổ răng và cạo cao răng. Tất cả quy trình và phương pháp sẽ được thực hiện theo các bước và bằng các dụng cụ chuyên dụng. Với khi cạo cao răng là thủ thuật nhằm loại sạch vôi răng, mảng bám bằng dụng cụ cầm tay hoặc bằng máy siêu âm, làm láng mặt răng, tạo điều kiện cho mô nướu lành thương, trở lại trạng thái sinh lý của nướu.
-Điều trị phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng đối với các trường hợp nướu răng bị chảy máu, sưng đỏ nhằm mục đích khắc phục và ngăn chặn trường hợp xấu nhất gây mất răng do bệnh nha chu gây ra. Phẫu thuật nha chu thường bao gồm các loại sau: – Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: phẫu thuật làm giảm độ sâu của túi nha chu để giúp cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám vi khuẩn trên răng nướu được tốt hơn.
– Phẫu thuật tái tạo: áp dụng khi xương và mô nha chu bị phá hủy để tái tạo chứng trở lại. – Phẫu thuật làm dài răng: nha chu bị viêm loét sẽ làm che phủ răng khiến cho răng trông như bị ngắn lại gây mất thẩm mỹ. Để khắc phục, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tạo vẻ hài hòa của đường viền nướu hoặc nhiều răng khiến cho răng trông dài ra.
– Phẫu thuật ghép mô mềm: phẫu thuật nhằm mục đích phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt nướu tiếp tục dẫn đền sự phá hủy mô nướu và xương. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền nướu và cải thiện tình trạng ê buốt răng.
– Phẫu thuật tăng kích thước sóng hàm:Điều trị duy trì Sau khi áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần được kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh và áp dụng điều trị duy trì nhằm mục đích kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển. Điều này sẽ được thực hiện theo định kỳ và sự quan tâm của cả người bệnh và bác sĩ nha khoa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét