Hôi miệng không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn gặp rất nhiều ở trẻ em, Bé bị hôi miệng có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh, theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé.
Trẻ bị hôi miệng là trường hợp rất hiếm gặp, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhưng lại khiến nhiều bà mẹ lo ngại. Xin chia sẻ với các bà mẹ về nguyên nhân trẻ bị hôi miệng và cách chữa trị khi bé bị hôi miệng để các bậc cha mẹ không cần lo sợ và lấy lại hơi thở thơm tho cho bé!Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng?
Mút tay cũng có thể là nguyên khiến bé bị hôi miệng
Trẻ bị hôi miệng có thể là triệu chứng của bệnh lý hôi miệng. Hôi miệng ở trẻ là do các bé ăn nhiều loại thức ăn gây mùi hoặc dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
>> Khám hôi miệng ở đâu
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khiến hôi miệng ở trẻ em như sau:
– Thói quen của các bé hay mút ngón tay, ngậm ti giả, cắn đồ chơi…những điều này đều có thể làm cho mùi hôi miệng của trẻ phát sinh do ở đó có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại.
– Khi bé bị các bệnh như viêm lợi, sâu răng, có dị vật ở trong mũi, bị các bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản, bênh xoang… cũng có thể làm cho bé bị hôi miệng.
– Khi các bé có vấn đề về sức khỏe như bệnh tiêu hóa, trào ngược dạ dày, hay trớ sau khi ăn cũng có thể là nguyên nhân làm hôi miệng.
Cách điều trị trẻ em bị hôi miệng hiệu quả
Tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé
1.Vệ sinh răng miệng cho bé
– Để điều trị hôi miệng khi trẻ em bị hôi miệng, quan trọng nhất là cần vệ sinh răng miệng cho các bé. Các bậc phụ huynh có thể lấy khăn hoặc gạc mềm nhúng vào nước rồi lau sạch răng cho bé, không cho vi khuẩn có điều kiện phát triển.
Với những bé đã đủ nhận thức và có thể tự đánh răng thì cha mẹ nên hướng dẫn cho bé cách chải răng hằng ngày, sau đó mua các loại kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ em với các vị hoa quả để khuyến khích các bé.
– Các đồ chơi, ti giả, những đồ vật cho bé sử dụng mà bé thường hay ngậm cần được khử trùng sạch sẽ trước khi đưa cho bé để tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng. Tốt nhất là hạn chế không cho bé mút, ngậm đồ vật trong miệng.
– Lấy nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng để bé súc miệng hàng ngày.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
– Không nên cho bé ăn các thức ăn như tỏi, hành, cà ri, …vì chúng có thể lưu giữ mùi rất lâu trong miệng.
– Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn quá nhiều chất béo vì đây là nguyên nhân phổ biến gây ra sâu răng. Tốt nhất là tăng cường rau, củ, quả cho các bé.
3. Chữa hôi miệng cho bé bằng những nguyên liệu tự nhiên
Chữa bệnh hôi miệng cho bé bằng mật ong
Khi trẻ nhỏ bị hôi miệng , các bậc cha mẹ có thể áp dụng một số cách chữa hôi miệng ở trẻ em tại nhà bằng nguyên liệu an toàn và dễ kiếm như:
– Mật ong: Dùng khoảng 2 thìa mật ong, 1 thìa bột quế để cho bé súc miệng đều đặn hằng ngày.
– Tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm có mùi thơm và sát khuẩn tốt nên có công dụng trong việc điều trị hôi miệng cho bé. Chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm lên bàn chải đánh răng để chải lên răng là sẽ có hiệu quả.
– Chanh: Dùng nước cốt chanh pha với muối và nước cho bé súc miệng. Chanh có tính kháng khuẩn nên mùi hôi miệng sẽ được cải thiện.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét